Tại sao ta cần có tư duy phản biện?

Bạn đã bao giờ cảm thấy “lạc lối” trước một rừng thông tin trên mạng Internet mà không biết phải xử lý ra sao? Hãy cùng HCT True Meat luyện tập lối tư duy phản biện để giữ cho mình “cái đầu lạnh” trong mọi tình huống.

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện (Critical thinking) là phân tích và đánh giá lại thông tin về một vấn đề, nhìn nó dưới nhiều góc nhìn để làm sáng tỏ vấn đề và khẳng định lại tính chính xác của thông tin.

Trong 6 bậc tư duy Bloom (Bloom Taxonomy) gồm 6 cấp độ tiếp thu kiến thức với thứ tự từ thấp đến cao: Nhớ, Hiểu và Vận dụng thuộc nhóm Tư duy bậc thấp, trong khi đó, Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo thì thuộc nhóm Tư duy bậc cao. Tư duy phản biện chính là tổng hòa của 3 kỹ năng tư duy bậc cao nhất, là một trong những kỹ năng sống quan trọng mà ai cũng nên trang bị.

Tư duy phản biện chính là tổng hòa của 3 kỹ năng tư duy bậc cao nhất trong Tháp tư duy Bloom
(Nguồn: Thinkingschool)

Tại sao ta nên luyện tập tư duy phản biện?

Phản biện trước tiên là một nhu cầu chính đáng của bất kỳ ai, nhất là trong thời đại 4.0 vốn nhiễu loạn thông tin. Trong hàng tỷ thứ tin tức được cập nhật trên internet, trong vô vàn những điều ta đọc, ta nghe,… thì duy phản biện giúp ta nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn, đi đúng hướng và ra quyết định chính xác.

Phản biện là một phần của giáo dục, khi học sinh cần được khuyến khích để đưa ra những ý kiến cá nhân về những kiến thức được học, chính là để các em hiểu sâu hơn, thoát khỏi những khung mẫu gò ép cách suy nghĩ và thúc đẩy năng lực sáng tạo ở mỗi đứa trẻ.

Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện giúp phát triển tư duy đa chiều
(Nguồn: Google)

Phản biện là nghệ thuật của khả năng tư duy, khi ta soi xét và đánh giá lại cả những suy nghĩ và niềm tin của bản thân, ta sẽ thấy được nhiều hơn về chính mình, mở rộng tấm lòng và bao dung với cuộc sống này hơn.

Hướng dẫn nâng cao tư duy phản biện

10 gợi ý về cách nâng cao tư duy phản biện và sáng tạo sau đây có thể giúp bạn nâng cao tư duy phản biện trong các hoạt động hàng ngày:

  • Đặt ra các ý tưởng mới: liên tục quan sát, ghi chép lại và nhận xét về các ý tưởng mới của bản thân. Đặt câu hỏi: Ý tưởng này có gì mới? Nó mới ở điểm nào? Nó có gì thú vị hơn các ý tưởng khác? Nó có khả thi không?
  • Tự phản chiếu bản thân mỗi ngày: Mỗi ngày dành 15 phút cuối ngày để tự phản chiếu bản thân và đặt ra các câu hỏi. Ví dụ như: tình huống hôm nay có cách nào làm khác không? Có cách nào làm tốt hơn không?
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày: dành ra 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần để rèn luyện sức khỏe bản thân cũng giúp nâng cao tư duy phản biện. Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan rất chặt chẽ giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, trí não. Một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn cao sẽ làm tăng khả năng tư duy của chúng ta.
  • Tự phản chiếu mỗi tuần: tương tự như việc phản chiếu hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi tuần nên dành 60 phút để tự nhìn lại: mình đã làm được gì trong tuần? Có đạt các mục tiêu mà mình đề ra không? Có tình huống nào mà mình đã làm nhưng khi nghĩ lại thấy nên làm khác đi? Vì sao?
  • Đa dạng việc giải trí: ví dự như xem một bộ phim, vở kịch, biểu diễn nghệ thuật mới/ tuần. Các loại hình giải trí lành mạnh, đa dạng sẽ giúp chúng ta thư giãn, có được nhiều góc nhìn khác, mới lạ, và giúp bộ não phát triên toàn diện.
  • Tạo thói quen đọc sách: đọc 1 cuốn sách/ tháng và chia sẻ về cuốn sách đó với bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Hãy chọn các cuốn sách về các chủ đề mà bạn quan tâm, hàng ngày dành 20 – 30 phút để đọc. Thói quen đọc sách là thói quen của những người thành công.
  • Tăng cường trải nghiệm mới: mỗi tháng đến quán cafe mới, nhà hàng, quán ăn mới để có những trải nghiệm tuyệt vời và đa dạng.
  • Hãy đến những nơi mới: mỗi 3 tháng đi du lịch khám phá 1 địa điểm mới trong hay ngoài nước cũng giúp cuộc sống thú vị hơn và sạc pin năng lượng cho bản thân.
  • Bỏ thói quen xấu: bỏ 1 thói quen xấu nào đó trong 3 tháng.
  • Liên tục học hỏi: Mỗi năm học thêm 1 kỹ năng mới: ngoại ngữ, yoga, bơi, vẽ, chụp hình, viết blog,…

Kết luận

Tóm lại, tư duy phản biện là một trong những khả năng tư duy bậc cao của con người, để hình thành khả năng phản biện, ta nên bắt đầu với những câu hỏi “Tại sao…” cho cùng một vấn đề và thử trả lời chúng bằng nhiều cách nhất có thể. Hãy kiên trì luyện tập, đến một thời điểm nào đó ta sẽ thấy sự cân bằng trong thời đại loạn thông tin nhờ vào tư duy phản biện.

Humber – Không ngừng học hỏi là một trong những giá trị cốt lõi mà HCT True Meat luôn hướng đến. Hiểu và hoàn thiện hơn về tư duy phản biện, cũng như giúp các bạn trẻ hoàn thiện kỹ năng học hỏi, xây dựng bản lĩnh để tạo một cuộc sống ngày một chất lượng hơn là những giá trị mà chúng tôi sẽ hướng đến cho thế hệ trẻ Việt. 

Bình luận

Leave a Reply